Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bé bị tiêu chảy cấp nên ăn gì để nhanh khỏi?

Cập nhật: 28/10/2019 15:33 | Người đăng: Lường Toán

Khi trẻ bị gặp vấn đề về hệ tiêu hóa, đường ruột, điều đầu tiên mà chúng ta cần phải thực hiện chính là điều chỉnh một chế độ ăn uống phù hợp, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Bé bị tiêu chảy cấp nên ăn gì để nhanh khỏi? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin về một số thực phẩm được khuyên dùng cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất cho trẻ khi bị tiêu chảy cấp. 


Khi bị tiêu chảy cấp mà vẫn tiếp tục ăn những thực phẩm khó tiêu sẽ khiến cho hệ tiêu hóa của trẻ khó hấp thụ chất dinh dưỡng

Trẻ em bị tiêu chảy cấp nên ăn gì để nhanh khỏi

Khi bị tiêu chảy cấp mà vẫn tiếp tục ăn những thực phẩm khó tiêu sẽ khiến cho hệ tiêu hóa của trẻ khó hấp thụ chất dinh dưỡng và càng khiến cho tình trạng tiêu chảy cấp trở nên nghiêm trọng hơn.Vậy nên bổ sung cho trẻ những loại thực phẩm như thế nào?

Những trẻ dưới 6 tháng tuổi và đang bú sữa mẹ

Đối với những trẻ đang bú sữa mẹ: chúng ta vẫn tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ giống như bình thượng hoặc có thể tăng số lượng lần cho trẻ bú. Thông qua sự kết hợp hoàn hảo giữa các thành phần, giúp phù hợp hơn đối với hệ tiêu hóa của trẻ nên sữa mẹ sẽ được cơ thể trẻ dung nạp tốt hơn khi bị đi ngoài. Bú mẹ có thể làm giảm được tiêu chảy và giúp cho trẻ nhanh khỏi hơn, đồng thời có thể bù được lượng nước mà cơ thể trẻ đã mất đi do bị tiêu chảy. Nhiều người cho rằng, các mẹ chỉ nên ăn cơm cùng với muối để giúp cho sữa lành, đây là một quan niệm rất sai lầm và gây ảnh hưởng đối với việc tiết sữa. Khi trẻ gặp phải tình trạng tiêu chảy thì các mẹ càng cần phải áp dụng một chế độ ăn uống có nhiều đồ bổ dưỡng hơn để có thể tiết đủ sữa và trong sữa có đầy đủ lượng dưỡng chất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ.

Đối với những trẻ sử dụng sữa công thức: Nếu như trẻ bị tiêu chảy đã ngừng uống sữa mẹ thì có thể cho trẻ sử dụng sữa bột hoặc sữa bò mà trước đó trẻ vẫn sử dụng. Tuy nhiên, các mẹ cần phải lưu ý cho trẻ ăn từng ít một và chia thành nhiều lần sử dụng trong ngày. Nếu như trẻ có thể bú bình thì hãy pha sữa loãng hơn bằng cách giảm 1 nửa lượng sữa và vẫn giữ nguyên lượng nước. Tốt nhất, khoảng cách giữa các lần cho trẻ ăn là 3 tiếng.

Những trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên

Các loại thực phẩm dễ tiêu hóa: Cùng với việc bú sữa mẹ cùng nên cho trẻ ăn thêm những loại thực phẩm dễ tiêu hóa như: bột gạo, khoai tây, thịt nạc lợn, thịt gà, sữa đậu nành, sữa chua, hồng xiêm, chuối tiêu, cà rốt… Tốt nhất trong thời gian này, các mẹ chỉ nên cho trẻ ăn những món ăn được chế biến dưới dạng mềm để dễ tiêu hóa hơn. Thức ăn của trẻ cần phải nấu chín kỹ. Để đảm bảo vệ sinh và tránh tình trạng bội nhiễm nên cho trẻ ăn ngay sau khi nấu. Trong trường hợp phải cho trẻ ăn những loại đồ ăn đã được nấu sẵn thì các mẹ cần phải nấu lại đồ ăn trước khi cho trẻ ăn. Các mẹ cũng cần phải lưu ý rửa tay thật sạch sẽ trước  khi chế biến đồ ăn cho trẻ, các dụng cụ trong nhà bếp cũng cần phải đảm bảo vệ sinh. Các dụng cụ nấu nướng và ăn uống cần được rửa sạch sẽ và nhúng qua vào nước đang sôi trước khi cho trẻ sử dụng.

Để tăng năng lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày các mẹ cũng không nên bỏ qua chất béo. Vì trẻ đang bị đi ngoài nên hãy thay thế mỡ động vật bằng những loại dầu ăn chiết xuất từ thực vật như: dầu lạc, dầu vừng, dầu hướng dương…

Ngoài ra, khi thấy trẻ bị tiêu chảy các mẹ nên cho trẻ ăn thêm những loại hoa quả chín hoặc uống nước ép hoa quả như: cam, chuối, xoài, hồng xiêm để tăng lượng kali cung cấp cho cơ thể của trẻ. Đặc biệt, táo nướng hoặc táo ninh nhừ sẽ giúp cho trẻ dễ tiêu hóa hơn.

Các mẹ cũng cần phải lưu ý rằng vấn đề cần phải ưu tiên nhất khi trẻ bị tiêu chảy chính là bù lại lượng nước đã mất đi. Mẹ cần phải cho trẻ uống bù nước ngay sau mỗi lần trẻ đi ngoài. Loại nước thích hợp nhất đối với những trẻ bị tiêu chảy chính là nước cháo loãng hoặc nước dừa. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể bù nước cùng với các chất điện giải cho trẻ bằng Oresol. Khi cho trẻ sử dụng Oresol cần phải pha đúng theo tỷ lệ được chỉ dẫn.

Trong trường hợp trẻ uống sữa bò mà tình trạng bị tiêu chảy vẫn diễn biến nghiêm trọng thì các mẹ có thể thay sữa bò bằng những loại sữa không chứa lactose (như Isomil, olac).

Mẹ nên bổ sung men vi sinh cho những trẻ bị đi ngoài do men vi sinh có chữa các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa nên có khả năng làm giảm triệu chứng của bệnh tiêu chảy. các chủng vi khuẩn có ở trong men vi sinh có khả năng gây ra ức chế đối với sự phát triển và gây bệnh của những vi sinh vật có hại ở trong hệ tiêu hóa, đồng thời tăng cường khả năng miễn dịch, giúp thức ăn lên men tốt hơn, đẩy nhanh tốc độ chuyển hóa, tăng cường sản xuất acid lactic và bài tiết chất độc. Ngoài ra, những loại lợi khuẩn trong men vi sinh còn có thể hạn chế được khả năng nhiễm trùng của hệ tiêu hóa, khắc phục tình trạng loạn khuẩn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt chức năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn. Nhờ đó, giúp cho trẻ tiêu hóa thức ăn một cách tốt hơn và tăng cường hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu.

Nên thay đổi các món ăn liên tục vì đây chính là thời điểm mà trẻ rất dễ chán ăn. Kể từ ngày thứ 5 trở đi sau khi trẻ đã giảm bớt tính trạng bị tiêu chảy thì các mẹ có thể dần quay lại chế độ ăn uống hàng ngày với đủ 4 loại dinh dưỡng là: bột, đường, chất béo, đạm, chất xơ, vitamin cùng với khoáng chất. Nếu chỉ bắt trẻ ăn những món ăn mà các mẹ cho rằng là bổ dưỡng thì đúng là một điều sai lầm vì có thể món ăn đó không phù hợp với khẩu vị và sở thích của trẻ. Chính vì thế, hãy để cho trẻ lựa chọn món ăn theo sở thích của mình và đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất, điều này có thể giúp cho trẻ ăn nhiều hơn và thậm chí còn vượt qua sự mong muốn của mẹ.


Trong quá trình trẻ bị tiêu chảy thì các mẹ cũng cần lưu ý tránh một số loại thức ăn

Trẻ bị tiêu chảy không nên ăn gì?

Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thông qua những loại thực phẩm có lợi đối với hệ tiêu hóa của trẻ trong quá trình trẻ bị tiêu chảy thì các mẹ cũng cần lưu ý tránh một số loại thức ăn để không làm cho tình trạng của trẻ trở nên trầm trọng hơn. Sau đây là những loại thức ăn không nên cho trẻ bị tiêu chảy ăn.

  • Đường hoặc những loại thức ăn có chứa nhiều đường như lẹo bánh, các loại nước ngọt. Đây có thể chính là thủ phạm khiến cho tình trạng bị tiêu chảy của trẻ ngàng càng trở nên nghiêm trọng hơn do áp lực thẩm thấu ở trong lòng ruột tăng lên.
  • Không nên cho trẻ dùng những loại thực phẩm ít dinh dưỡng, nhiều chất xơ như: tinh bột nguyên hạt, các loại rau thô khó tiêu hóa. Tuyệt đối không cho những trẻ bị tiêu chảy ăn những loại đồ ăn như:  rau sống, gỏi cá, nem chạo, tiết canh, mắm tôm, nem chua, mắm tép… khi chưa được nấu chín và không được uống nước lã.
  • Số lượng thức ăn cùng với số lượng bữa ăn đối với trẻ bị tiêu chảy cũng rất quan trọng. Không ít mẹ có quan điểm sai lầm cho rằng khi trẻ bị tiêu chảy có nghĩa rằng hệ tiêu hóa của trẻ đang có vấn đề vì thế nên đã cho trẻ ăn ít đi hoặc thậm chí là cho trẻ nhịn để giúp hệ tiêu  hóa được nghỉ ngơi và nhanh chóng bình phục hơn. Nhưng đây hoàn toàn là một kinh nghiệm sai lầm . Khi trẻ bị tiêu hóa cần phải cho trẻ ăn uống bình thường và nên cho trẻ ăn càng tốt. Đối với trẻ nhỏ nên cho ăn khoảng 6 lần mỗi ngày hoặc có thể nhiều hơn. Sau khi trẻ đã khỏi bị tiêu chảy, để giúp trẻ phục hồi nhanh chóng hơn và tránh được tình trạng bị suy dinh dưỡng sẽ cần ăn thêm 1 bữa mỗi ngày trong khoảng 2 tuần sau đó. Đối với những trường hợp trẻ ăn ít hoặc ăn vào bị nôn hãy cho trẻ ăn ít hơn và tăng số lượng bữa ăn trong ngày để bổ sung đủ lượng dinh dưỡng cần thiết.

Tham khảo chế độ dinh dưỡng cho người bị tiêu chảy

Nhiều trường hợp, mặc dù đã sử dụng những loại thực phẩm rất phù hợp với bệnh trạng nhưng không thể khiến cho tình trạng tiêu chảy dứt điểm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do chế độ ăn uống mà các bạn thực hiện chưa khoa học. Cần phải đảm bảo những yếu tố sau đây khi xây dựng một chế độ ăn uống khoa học cho những người mắc bệnh tiêu chảy:

  • Thực phẩm bù nước và các chất điện giải cho cơ thể: để bù lại lượng nước cùng với các chất điện giải bị mất đi trong quá trình bị tiêu chảy nên sử dụng nước khoáng, nước cơm, nước gạo rang hay nước ép hoa quả.
  • Nâng dần khối lượng thực phẩm trong chế độ ăn uống hàng ngày: Chuyển dần từ thức ăn dạng lỏng sang thức ăn đặc. Trong thời gian đầu bị tiêu chảy có thể ăn các loại súp, cháo lỏng sau đó cho người bệnh chuyển sang sử dụng các loại ngũ cốc, khoai lang nghiền, bột khoai, thịt nạc băm…
  • Tránh cho người bệnh tiêu chảy sử dụng những loại thức ăn dễ lên men, sinh hơi trong đường ruột và khó hấp thụ như: trứng, sữa, phô mai, thịt mỡ hoặc rau có nhiều xơ.
  • Giờ ăn cũng là yếu tố rất quan trọng trong chế độ ăn uống. Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng người bệnh và bác sĩ và người nhà của bệnh nhân sẽ sắp xếp giờ ăn hợp lý, kết hợp cùng với việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bệnh nhân. Hạn chế tình trạng để người bệnh bỏ bữa vì sẽ khiến cho tình hình càng trở nên trầm trọng hơn.

Sẽ không khó để có thể trả lời được câu hỏi bé bị tiêu chảy nên ăn gì để nhanh chóng khỏi bệnh. Tuy nhiên, nếu chú ý tới chế độ ăn uống hàng ngày thì những loại thực phẩm được cho là bình thường nhất cũng có thể sẽ khiến cho trình trạng tiêu chảy của bé bị kéo dài hơn. Hãy chú ý tới những vấn đề mà chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn trong bài viết trên đây khi điều trị bệnh tiêu chảy cho trẻ nhé!

Nguồn: Cao đẳng Dược TPHCM tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990