Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bảng cân nặng thai nhi theo tuẩn tuổi đúng tiêu chuẩn như thế nào?

Cập nhật: 13/03/2020 12:00 | Người đăng: Lường Toán

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi là thước đo giúp mẹ bầu nắm được sự phát triển của con khi còn trong bụng mẹ. Qua đó thì mẹ sẽ biết cách về sự thay đổi chế độ sinh hoạt, tập luyện sao cho phù hợp giúp con khỏe mạnh khi còn trong bụng mẹ.

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần chuẩn WHO

Để đánh giá những chỉ số thai nhi chuẩn theo tuần thì quan trọng nhất vẫn là chiều cao và cân nặng. Qua đó bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích về chế độ dinh dưỡng cũng như cách chăm sóc mẹ bầu để giúp cho thai nhi phát triển đầy đủ nhất. Theo đó thì bảng cân nặng thai nhi qua các tuần phải được đánh giá dựa theo nhiều yếu tố khác nhau như chủng tốc, di truyền, số lượng thai nhi trong bụng mẹ, thứ tự sinh con hay mức tăng cân của mẹ. Với những trường hợp mang song thai hay đa thai thì cân nặng của bé có thể thấp hơn so với những chỉ số bình thường. Tuy nhiên thông tin về bảng cân nặng theo tuần cũng chỉ mang tính chất tham khảo. Do vậy mẹ không cần quá lo lắng nếu như chỉ số thai nhi có sự chênh lệch không lớn so với bảng này nhé.

Theo đó bảng cân nặng thai nhi từ 1 đến tuần thứ 7 thì khi siêu âm em bé trong bụng còn khá nhỏ. Mẹ hầu như chỉ nhìn thấy một chấm nhỏ trên màn hình. Do vậy cân nặng thai nhi chuẩn theo tuần sẽ bắt đầu được tình từ tuần thứ 8 khi mà em bé của mẹ dài được khoảng 1,6cm và nặng khoảng 1gr. Sau đó bé con sẽ được phát triển đầy đủ theo bảng tiêu chuẩn dưới đây, các mẹ hãy tham khảo nhé.

Tuổi thai nhi Chiều dài (cm) Cân nặng (gam)
Tuần 8 1.6 1
Tuần 9 2.3 2
Tuần 10 3.1 4
Tuần 11 4.1 7
Tuần 12 5.4 14
Tuần 13 7.4 23
Tuần 14 8.7 43
Tuần 15 10.1 70
Tuần 16 11.6 100
Tuần 17 13 140
Tuần 18 14.2 190
Tuần 19 15.3 240
Tuần 20 25.6 300
Tuần 21 26.7 360
Tuần 22 27.8 430
Tuần 23 28.9 500
Tuần 24 30 600
Tuần 25 34.6 660
Tuần 26 35.6 760
Tuần 27 36.6 875
Tuần 28 37.6 1.000
Tuần 29 38.6 1.100
Tuần 30 39.9 1.300
Tuần 31 41.1 1.500
Tuần 32 42.4 1.700
Tuần 33 43.7 1.900
Tuần 34 45 2.100
Tuần 35 46.2 2.400
Tuần 36 47.4 2.600
Tuần 37 48.6 2.900
Tuần 38 49.8 3.000
Tuần 39 50.7 3.300
Tuần 40 51.2 3.500
Tuần 41 51.5 3.600
Tuần 42 51.7 3.700

Bảng cân nặng thai nhi chuẩn giúp mẹ có thể theo dõi và quan sát kỹ nhất sự phát triển của con theo từng giai đoạn. Những chỉ số này được đưa ra theo từ tuần thứ 2, bắt đầu từ tuần thứ 8 cho đến hết tuần thứ 40 của thai kỳ. Theo đó thì sau khi được thăm khám và so sánh bảng theo dõi cân nặng thai nhi thì mẹ có thể đánh giá được sự phát triển tốt hay không? Thai nhi có bị nhỏ hơn hoặc lớn hơn so với tiêu chuẩn cân nặng được đưa ra hay không? Để từ đó thì mẹ bầu có sự thay đổi về sinh dương, chế độ ăn uống, và tập luyện sao cho hợp lý.

Thai nhi thừa cân và thiếu cân có ảnh hưởng nghiêm trọng không?

Tình trạng thừa cân ở thai nhi

Thai nhi bị thừa cân quá to khiến cho việc sinh nở trở lên khó khăn hơn. Từ đó gây tổn thương đường sinh dục ở mẹ, thậm chí có thể gây vỡ tử cung trong thời gian chuyển dạ.

Với những trẻ khi sinh ra bị thừa cân thì thường sẽ phải đối diện với nguy cơ hạ đường huyết. Nguyên nhân là do nồng độ insulin trong cơ thể mẹ rất cao, sau khi sinh sẽ bị hạ xuống, trong khi đó thì hệ nội tiết của bé chưa hoàn thiện và không kịp điều chỉnh. Như vậy nó sẽ dẫn đến một loạt hiện tượng như hạ thân nhiệt, suy hô hấp, suy tuần hoàn ở trẻ.

Tình trạng thiếu cân của thai nhi

Đa số tình trạng thiếu cân ở thai nhi dựa theo bảng cân nặng theo tuần tuổi nếu ít thì sẽ không gây ảnh hưởng gì nhiều đến sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên nếu tình trạng thai nhi nhẹ cân kéo dài thì trong thời gian sinh nở trẻ sẽ phải đối diện với nguy cơ bị ngạt thở cao. Không chỉ vậy do có sức đề kháng kém nên trẻ cũng dễ bị mắc một số chứng bệnh như đa hồng cầu, viêm phổi, hạ đường huyết…

Những nhà nghiên cứu cho rằng tình trạng trẻ bị nhẹ cân còn có nguy cơ làm giảm trí tuệ về sau, kéo theo chỉ số IQ thấp và những chỉ số phối hợp vận động cũng thấp hơn so với những trẻ đủ cân.

Các dược sĩ trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch cho rằng: bảng cân nặng thai nhi theo từng tuần chỉ mang tính chất tham khảo. Một số yếu tố có thể khiến cho cân nặng của mẹ có sự thay đổi chút. Do vậy nếu như cân nặng của bé có thấp hơn hay cao hơn so với tiêu chuẩn chung thì mẹ cũng đứng lo lắng, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ sản khoa để có định hướng phát triển cho trẻ toàn diện hơn.

Một số yếu tố tác động đến cân nặng của thai nhi

Cân nặng của thai nhi trong suốt thai kỳ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó có cả những yếu tố chủ quan và khách quan như sau:

  • Do sự khác biệt về chủng tộc và yếu tố di truyền

Một số nghiên cứu cho thấy cân nặng của thai nhi có thể tương quan với vóc dáng, cân nặng của cha hoặc mẹ. Ở mỗi dân tộc, mỗi quốc gia khác nhau thì sẽ có những chỉ số cân nặng của thai nhi khác nhau.

  • Sức khỏe của thai phụ trong quá trình mang thai

Một số trường hợp mẹ bầu bị mắc các bệnh như béo phì, tiểu đường thì có xu hướng sinh con lớn hơn, nặng cân hơn so với những mẹ bình thường. Ngược lại tình trạng mẹ bầu tăng cân ít hay không tăng cân cũng là nguy cơ khiến cho thai nhi bị suy dinh dưỡng. Điều này được thể hiện ít nhiều qua bảng cân nặng thai nhi chuẩn theo tuần ngay khi còn ở trong bụng mẹ.

  • Theo thứ tự sinh con

Trên thực tế thì con thứ thường có cân nặng cao hơn con đầu, tuy nhiên nếu như khoảng cách sinh con ngăn thì có thể xảy ra tình trạng ngược lại đó là còn đầu nặng cân hơn con thứ.

  • Do số lượng thai nhi trong bụng mẹ

Với những mẹ bầu mang song thai hay đa thai thì cân nặng của thai nhi thường sẽ thấp hơn so với bảng cân nặng của thai nhi. Điều này thì mẹ không nên quá lo lắng, hãy thực hiện chế độ dinh dưỡng, chăm sóc, nghỉ ngơi hợp lý thì thai nhi phát triển tốt. Có thể tham khảo lời khuyên của bác sĩ giúp cho cân nặng thai nhi đủ tiêu chuẩn hơn.

Cần làm gì để thai nhi phát triển theo tuần đúng tiêu chuẩn?

Thai nhi phát triển trong bụng mẹ thường lấy đi chất dinh dưỡng từ mẹ. Do vậy mà mẹ bầu không nên ăn quá nhiều nhưng phải đủ chất dinh dưỡng.

Thai nhi phát triển đầy đủ theo tuần tuổi

Nên kiểm soát cân nặng theo tuần, không để xảy ra tình trạng ít cân hoặc tăng cân quá nhanh. Trong thai kỳ thì mẹ bầu nên chỉ tăng trọng lượng từ 10 – 12kg. Trường hợp mang đa thai thì có thể tăng từ 16 – 20kg. Trong 3 tháng đầu thai kỳ thì cân nặng của mẹ có thể tăng tối đa từ 1,5 – 2kg. Trường hợp mà thai phụ bị cảnh báo thiếu cân thì mẹ nên tăng thêm khoảng 2kg nữa nhưng nếu như thừa cân trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì bạn không cần tăng cân hoặc chỉ tăng tối đa không quá 1kg. Trong giai đoạn từ tuần thứ 14 – 28 thì mỗi tuần thai phụ có thể tăng 0.5kg nhưng nếu như xay ra thừa cân thì chỉ nên giới hạn tăng trong khoảng từ 0.2 – 0.3kg/ tuần.

  • Nên có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và tập luyện hợp lý. Tránh những việc khiến cho tâm trạng căng thẳng, stress bởi nó cũng có thể làm ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi
  • Hãy thăm khám định kỳ để theo dõi sát sao tình trạng cân nặng của thai nhi theo tuần tuổi. Nếu như có sự thay đổi rõ rệt thì cần tham khảo sự tư vấn của bác sĩ để khắc phục được tình trạng này.
  • Chế độ dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi
  • Một số lưu ý cho sự phát triển cân nặng của thai nhi theo tiêu chuẩn WHO trên đây cho thấy bé trong bụng có cân nặng chưa đạt tiêu chuẩn thì mẹ bầu cần lưu ý chế độ dinh dưỡng sau đây giúp cho bé tăng cân nhanh hơn.
  • Hãy bổ sung đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày, nhất là phần đạm động vật như hải sản, trứng, thịt
  • Thêm những loại đậu vào khẩu phần của bữa phụ
  • Nên chia nhỏ bữa ăn hàng ngày, đồng thời hay tăng khẩu phần ăn hàng ngày trong mỗi bữa
  • Tăng cường một số thực phẩm giàu sắt như rau dền, thịt bò, thịt lợn đỏ…thực phẩm giàu canxi như hạt vừng, sữa, cá, tôm, cua…
  • Nên bổ sung lượng rau xanh cần thiết mỗi ngày để tránh bị táo bón cũng như phải tăng cường đầy đủ vitamin và khoáng chất.

Những thông tin trên đây cho biết về bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi, nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!

 

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,... cach-dung-thuoc-omeprazol-20mg-stada-de-mang-lai-hieu-qua-cao-nhat Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® hiệu quả cao nhất Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® để mang lại hiệu quả cao nhất là làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ và trên bao bì thuốc. Liều lượng và thời... benh-thuy-dau-can-kieng-an-gi Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Nên ăn gì khi bị thủy đậu? Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Bệnh thủy đậu tuy không phải là bệnh nguy hiểm, thế nhưng nếu không biết điều trị đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo....
Xem thêm >>



0899 955 990