Cấu trúc đề thi được thay đổi nội dung đề thi có câu hỏi phụ thuộc chương trình lớp 11. Vì thế thí sinh cần lưu ý khi làm bài thi môn Ngữ Văn trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018.
- Những lưu ý khi đi thi trắc nghiệm môn toán
- Khối A gồm những ngành nào trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018?
- Lựa chọn ngành theo sở thích hay chọn ngành theo nhu cầu của xã hội
Phương pháp để đạt điểm cao môn Ngữ Văn
Thay đổi trong cấu trúc đề thi nghị luận văn học
Dựa trên đề thi mẫu mà Bộ Giáo dục & Đào tạo công bố, các em thấy rằng cấu trúc bài văn nghị luận văn học đã có sự thay đổi rất lớn so với những năm trước cũng như đề thi của năm 2017. Đó là sự xuất hiện của chương trình lớp 11 với nhiều tác phẩm được đưa vào đề thi
Có thể dễ dàng nhận ra trong cấu trúc bài nghị luận văn học đơn vị kiến thức lớp 12 sẽ vẫn là chủ đạo, nhưng sẽ có thêm câu hỏi phụ (yêu cầu có sự liên tưởng đến kiến thức lớp 11). Tất nhiên đã có liên tưởng thì sẽ có cơ chế so sánh để tìm ra điểm tương đồng, khác biệt, nhưng tương đồng, khác biệt ở đây không phải để thấy rõ hai đối tượng, mà để làm nổi bật được đối tượng đơn vị kiến thức thứ nhất trong chương trình ở lớp 12 được hiện hữu trong đề bài như là một yêu cầu nghị luận cơ bản.
Những lưu ý khi làm bài nghị luận văn học
Những lưu ý khi làm bài nghị luận văn học
Tổng thời gian làm bài môn Ngữ văn là 120 phút, phần nghị luận văn học chiếm 5 điểm do vậy thời gian làm phần này dao động trong khoảng từ 60 – 70 phút. Chính vì vậy khi làm bài nghị luận văn học, yêu cầu đầu tiên là các em đọc thật kỹ để xác định được yêu cầu, nội dung cơ bản cần nghị luận là gì? Phần liên tưởng đề cập đến ở mức độ và góc độ nào để viết cho vừa phải đúng mức và không bị lạc đề.
Trước khi bắt tay vào làm bài, cô khuyên các em hãy gạch các ý chính trong bài và lập dàn ý sơ lược những luận điểm chính, những ý sẽ được triển khai, mở bài vừa phải không tham lam, ôm đồm quá nhiều kiến thức dẫn đến bài viết bị “đầu voi, đuôi chuột”. Khi làm bài, cố gắng viết chữ rõ ràng, trình bày sạch sẽ, tránh gạch xóa lem nhem sẽ dễ gây mất thiện cảm với giám khảo chấm thi.
Thời gian này, hãy chú ý giãn dần cường độ ôn tập, kết hợp nghỉ ngơi thư giãn. Trước ngày thi, kiểm tra lại một lần nữa dụng cụ học tập và giấy báo dự thi. Thành công đang ở ngay trước các em rồi, cô chúc tất cả các em sẽ thật tự tin làm bài và giành được điểm số tốt nhất trong kì thi sắp tới.
Ví dụ: Dạng đề: Cảm nhận - so sánh
- Mở bài
- Nêu vấn đề: HS giới thiệu tác giả và tác phẩm của cả 2 đối tượng (dung lượng ngang bằng nhau). Sau đó giới thiệu tới 2 đối tượng - vấn đề của đề bài yêu cầu cảm nhận, so sánh.
- Thân bài – Triển khai vấn đề:
* Cách 1: Phân tích nối tiếp, lần lượt:
1. Cảm nhận, phân tích, làm rõ đối tượng thứ nhất (ở các phương diện nội dung, nghệ thuật).
2. Cảm nhận, phân tích, làm rõ đối tượng thứ hai (ở các phương diện nội dung, nghệ thuật).
3. So sánh hai đối tượng:
a. Điểm tương đồng
b. Điểm khác biệt
4. Lý giải sự tương đồng/khác biệt
* Cách 2: So sánh - phân tích song song:
a. Điểm giống nhau: HS phân tích 2 ngữ liệu đề bài để thấy sự giống nhau.
b. Điểm khác nhau: HS phân tích 2 ngữ liệu đề bài để thấy sự khác nhau.
c. HS đưa ra lý giải sự giống và khác nhau; đưa ra nhận xét.
Chú ý: Cách 2 này hay nhưng khó, đòi hỏi khả năng tư duy chặt chẽ, logic, sự tinh nhạy trong phát hiện vấn đề học sinh mới tìm được luận điểm của bài viết.
III. Kết bài: Tóm lược, đánh giá, nhận xét vấn đề.
Nguồn: Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp