Top
Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nỗi lo sợ của phụ huynh đối với nền giáo dục hiện nay

Cập nhật: 01/06/2021 13:02 | Người đăng: anbinh

Trong thời gian gần đây những sự việc xảy ra liên tiếp đã khiến nền giáo dục nước nhà đi xuống trầm trọng. Cô giáo bắt học sinh uống nước giẻ lau bảng, học sinh đâm thầy giáo... đã khiến dư luận và các bậc phụ huynh không khỏi hoang mang.

Chuyện gì đang xảy ra ở ngành giáo dục? Sao cô giáo có thể bắt học sinh uống nước vắt ra từ giẻ lau bảng? Sao học sinh có thể dùng dao đâm trọng thương thầy chủ nhiệm chỉ vì bị nhắc nhở về hình xăm trên cổ?

nền giáo dục đang đi xuốngCô giáo bắt học sinh uống nước vắt ra từ giẻ lau bảng vì nói chuyện riêng

Người thầy phải có cái tâm với nghề

Bạn đọc Thu Trang - sinh viên Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch chỉ ra nguyên nhân không phải là vì cô giáo mới ra trường, mà cũng không phải vì cô giáo nóng giận nên hành xử mất khôn. Chỉ đơn giản là cô giáo không có tâm với nghề, không yêu thương con trẻ và cũng không đặt mình trong vai người cha, người mẹ.

Bảng kiểm điểm của giáo viên chủ nhiệm Nguyễn Thị Minh HươngBảng kiểm điểm của giáo viên chủ nhiệm Nguyễn Thị Minh Hương

Còn bạn đọc Phạm Tước thì quá ngán ngẩm bởi vì sao một cô giáo không có phương pháp sư phạm mà được đứng lớp, chỉ đứng ở góc độ con người với nhau thôi cũng đã không thể ép con trẻ uống nước vắt ra từ giẻ lau bảng như vậy được.Ngoài biện pháp đuổi việc giáo viên, nhiều bạn đọc đề nghị phải xem xét kỷ luật người sử dụng lao động là hiệu trưởng vì để một giáo viên thiếu tâm với nghề, không có phương pháp sư phạm. được làm giáo viên chủ nhiệm. Ngoài ra, cũng cần phải xem lại việc gần đây nhiều nơi tuyển dụng những người không được đào tạo chuyên ngành sư phạm, chỉ cần học 1 khóa ngắn hạn về phương pháp sư phạm, là đã được đứng lớp. Trong khi đó, một sinh viên sư phạm trong suốt 4 năm học đều được học về tâm lý học sinh, phương pháp giáo dục, kỹ năng xử lý tình huống sư phạm... để có thể ứng xử tốt với học sinh, phụ huynh. Chính vì một số thầy cô giáo không được đào tạo chuyên ngành và nghiệp vụ sư phạm nên không hiểu hết tâm lý học sinh, thiếu kỹ năng giải quyết tình huống dẫn đến những vụ việc giáo viên không kiểm soát được hành vi, xử lý thiếu chuẩn mực, gây bức xúc cho phụ huynh, học sinh.

Học sinh đâm thầy: Vì đâu nên nỗi!

Khi những bức xúc của phụ huynh đối với cô giáo ở Hải Phòng chưa nguôi thì ngay trong ngày, tại TP Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) lại xảy ra một vụ việc đau lòng khác: học sinh đâm thầy giáo.

Bạn đọc Lương Văn Thanh chỉ ra rằng cái khéo của người thầy là khi giáo dục các em phải làm cho các em vâng lời mà không phản ứng tiêu cực. Giáo dục xuống cấp lỗi ở cấp thượng tầng nhưng mỗi người thầy cũng cần ứng xử cho tốt để tự bảo vệ mình và giáo dục học sinh tốt hơn.Bạn đọc Trần Tiến khá bi quan khi cho rằng giáo dục đã xuống vực thẳm, không thể lên được nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn còn nặng quan điểm bảo thủ, cứng nhắc khi chưa thay đổi theo hướng lấy học sinh làm trung tâm. Như trường hợp này, chỉ cần một lời nói nhẹ nhàng mà tâm huyết cũng sẽ làm thay đổi được sự nông nổi, bồng bột của học sinh.

Thầy giáo bị học sinh đâm đang cấp cứu tại Bệnh viện Việt NamThầy giáo bị học sinh đâm đang cấp cứu tại Bệnh viện Việt Nam

Bạn đọc Hoàng Ngọc đúc kết những sự việc đau lòng của ngành giáo dục những năm qua là do lỗi từ nền tảng mà ra. Chương trình giáo dục từ cấp mầm non đã lo chạy theo thành tích, chương trình học dày đặc, chú trọng kiến thức mà không tập trung dạy đạo đức, nhân cách tốt cho con người. Giáo viên phải lo dạy theo chương trình, phải đảm bảo học sinh không bị yếu, không bị lưu ban thì lấy thời gian đâu mà dạy về đạo đức.

"Muốn thay đổi giáo dục nền tảng, phải thay đổi chương trình giáo dục. Dạy trẻ học kiến thức mới ít thôi, ai giỏi thì giỏi, ai học yếu thì lưu ban chứ kiểu quậy phá không lo học hành mà cuối năm vẫn cho lên lớp vì đã có tối hậu thư của sếp "đạt chỉ tiêu 100%" thì ngành giáo dục sẽ còn nhức đầu xử lý những sự việc tương tự"- bạn đọc Trần Thế Minh nhận xét.

Thông tin hữu ích khác
tong-hop-tat-ca-nhung-thong-tin-lien-quan-den-khoi-d2 Khối D02 gồm những môn nào? Có ngành và trường nào? Khối D02 gồm những môn nào? Có những ngành và trường nào tuyển sinh? Bài viết này sẽ giúp các thí sinh tìm hiểu chi tiết... thi-thpt-quoc-gia-2018-bi-quyet-giup-cac-thi-sinh-khoi-d-dat-ket-qua-cao 10 Cách ôn thi khối D đạt hiệu quả cao vượt qua kỳ thi THPT Việc ôn thi khối D sẽ không phải là một vấn đề khó khăn nếu như bạn có phương pháp học tập đúng cách. Tuy nhiên không phải các sĩ tử nào cũng có... tu-van-20-diem-khoi-c-nen-chon-truong-nao Tư vấn: 18,19, 20 điểm khối C nên chọn trường nào? Thắc mắc: Đạt được 20 điểm khối C nên chọn trường nào? Câu hỏi này được nhiều thí sinh đặt ra. Để có được lời giải đáp chính xác cho băn khoăn trên... 18-diem-khoi-b-20-diem-khoi-b-nen-chon-truong-nao Tư vấn 18, 19, 20 điểm khối B nên chọn trường nào? Các sĩ tử 2k2 vừa qua đã trải qua kỳ thi cực kỳ cam go. Đứng trước ngưỡng cửa mới, nhiều bạn băn khoăn không biết nên chọn trường nào? Ban tư vấn... giao-duc-khai-phong-la-gi Giáo dục khai phóng là gì? Tầm quan trọng với giáo dục hiện nay Giáo dục khai phóng (liberal arts) ngày này đang có tín hiệu phục hồi trên phạm vi toàn cầu. Chuyên mục hôm nay giải đáp về giáo dục khai phóng là... dinh-luat-om-la-gi-ung-dung-cua-dinh-luat-om-nhu-the-nao Định luật ôm là gì? Ứng dụng của định luật Ôm như thế nào? Chắc hẳn nhiều bạn vẫn chưa biết định luật Ôm là gì? Những kiến thức về lý thuyết sau đây sẽ giúp bạn nắm được định nghĩa, công thức để áp dụng...
Xem thêm >>



0899 955 990