Hen phế quản có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời . Do vậy bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thông tin về bệnh hen phế quản có lây không? Dấu hiệu của bệnh như thế nào? để các bạn biết cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.
Bệnh hen phế quản là gì?
Hen phế quản là tình trạng đường thở bị viêm mãn tính có thể gây nên tình trạng phù nề, co thắt và tăng tiết đờm...Tình trạng này có thể gây tắc nghẽn và hạn chế luồng khí đường thở. Bệnh nhân sẽ có những biểu hiện như khó thở, khò khè nặng ngực và tình trạng ho tái diễn nhiều lần. Tình trạng này diễn biến nặng hơn vào sáng sớm và ban đêm. Người bệnh cũng có thể tự phục hồi hoặc qua dùng thuốc.

Ở Việt Nam hiện nay, theo thống kê tình trạng người bị hen phế quản chiếm đến 5% dân số trong đó tỉ lệ người bị mắc bệnh cao nhất là trẻ em ở độ tuổi 12 - 13 tuổi. Nghiêm trọng hơn là nếu bệnh hen phế quản không được điều trị kịp thời thì bệnh ngày càng diễn biến nặng và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tham khảo thêm:
Triệu chứng hen phế quản như thế nào?
Bệnh hen phế quản có rất nhiều triệu chứng, đôi khi những triệu chứng đó thường ở một thời điểm nhất định. Chẳng hạn như với những người đang tập thể dục, người mang vác nặng hay có những trường hợp bị thường xuyên với những triệu chứng như đau tức ngực, thở dốc, thở rít, ho khò khè. Nghiêm trọng hơn là tình trạng nhiễm virus đường hô hấp do cảm cúm hay cảm lạnh. Những triệu chứng của bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn nếu nó có tần suất tăng cao, khó thở tăng và phải thường xuyên sử dụng thuốc để cắt cơn hen.
Dưới đây là những triệu chứng hen phế quản bạn thường gặp:
- Khó thở: là triệu chứng người bệnh bị ngộp, không thở được hay không đủ hơi để thở. Trường hợp bệnh nhân bị khó thở nhiều sẽ có những biểu hiện như hốt hoảng, nói những câu từ ngắn, người toát vã mồ hôi.
- Ho nhiều: Ho thường đi kèm với biểu hiện khó thở, thường xảy ra về buổi sáng hoặc đêm nhất là khi người bệnh phải làm việc gắng sức. Ngoài ra, người bệnh hen phế quản chỉ có biểu hiện ho nên việc chẩn đoán bệnh thường gặp khá nhiều khó khăn.
- Khò khè: Đây là tiếng rít đi kèm với nhịp thở với người bệnh hen phế quản cấp tính.
- Nặng ngực: Đây là tình trạng người bệnh như có vật gì nặng đè lên ngực hay còn gọi là biểu hiện khác của tình trạng khó thở
Viêm tiểu phế quản cấp kèm theo biểu hiện ho khạc đờm và sốt.
Hen phế quản có lây không?
Bệnh hen phế quản gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đời sống của con người. Nó không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, làm việc mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Do vậy mà không ít người lo lắng bệnh hen phế quản có lây không? Các thầy cô trường Cao Đẳng Y Dược TPHCM có giải đáp như sau: Bệnh hen phế quản không phải do vi khuẩn hay virus gây nên, do vậy mà hen phế quản không có khả năng lây nhiễm.
Thay vì phải lo lắng hen phế quản có lây không thì bạn hãy yên tâm để chăm sóc người bệnh hen suyễn khỏe mạnh và vẫn có thể dùng chung đồ sinh hoạt hàng ngày. Tuy là vậy nhưng hen suyễn lại có tính di truyền với nhiều yếu tố làm tăng khả năng bị mắc bệnh hen suyễn:
Người có tiền sử dị ứng, có người thân bị hen, người béo phì, hút thuốc lá hay phải tiếp xúc với hóa chất.
Bệnh hen suyễn có chữa được không?

Vậy bệnh hen phế quản có chữa được không? Các bác sĩ cho biết, hiện nay bệnh hen phế quản chưa có phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân để cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như hạn chế những cơn hen. Chủ yếu là từ người bệnh cần phải biết bệnh nhân lúc nào sắp lên cơn hen để tránh những yếu tố khởi phát. Đồng thời người bệnh nên tập chế độ dinh dưỡng hợp lý, làm việc và dùng thuốc đúng cách để hạn chế được bệnh.
Người bệnh nên tránh xa và hạn chế sự tiếp xúc với những tác nhân gây khởi phát cơn hen như hóa chất, khói thuốc lá, không khí lạnh ...Ngoài ra nên thực hiện chế độ dinh dưỡng và vận động khoa học để cải thiện tình trạng sức khỏe nói chung và chức năng của hệ hô hấp nói riêng.
Nên sử dụng đúng cách thuốc đường hít sớm: Việc sử dụng thuốc đường hút sớm ngay khi có triệu chứng thì khả năng cắt cơn hen ngày càng tốt. Đây là loại thuốc có tác dụng trực tiếp vào đường hô hấp thông qua dụng cụ bơm xịt hay bình hít bột khô. Áp dụng cách này, người bệnh sẽ giảm bớt triệu chứng khó thở sau 2 - 5 phút. Mỗi liều dùng có tác dụng ngắn, có thể xịt 2 lần cách nhau 5 - 10 phút.
Áp dụng một số biện pháp hỗ trợ khác như ngâm chân trong nước ấm, nghỉ ngơi và uống nước ấm.
Trên đây là bài viết về bệnh hen phế quản hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Nếu có thắc mắc gì về bệnh này hãy để lại comment bên dưới để được giải đáp.