Đề thi khó vì thế điểm thi dự kiến sẽ thấp hơn năm ngoái. Rất nhiều trường Đại học đã giảm điểm sàn khi xét tuyển vào trường.
- Thi THPT Quốc gia 2018: Quy trình chấm thi diễn ra như thế nào?
- Kỳ thi THPT Quốc gia 2018: 77 thí sinh bị đình đánh rớt trực tiếp
- Lựa chọn ngành theo sở thích hay chọn ngành theo nhu cầu của xã hội
Thí sinh dự thi THPT Quốc gia 2018
Chỉnh lại điểm
Hôm qua (6.7), Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM đã có thông báo điều chỉnh ngưỡng điểm tối thiểu nhận hồ sơ xét tuyển (điểm “sàn”) các ngành vào trường. Theo đề án công bố trước đó, trường nhận hồ sơ xét tuyển tất cả các ngành từ 15 trở lên. Nhưng trong thông báo mới, mức điểm này khác nhau tùy theo ngành và dao động trong khoảng 15 - 17 điểm. Trong đó, ngành công nghệ thực phẩm có điểm nhận hồ sơ cao nhất là 17.
Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp trường trên, cho biết việc điều chỉnh nhằm sát hơn với tình hình thí sinh (TS) đăng ký nguyện vọng và điểm chuẩn trúng tuyển từng ngành.
Tương tự, Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM cũng dự kiến sẽ điều chỉnh ngưỡng điểm đã công bố. Trong đề án tuyển sinh, trường thông báo nhận hồ sơ tất cả các ngành từ 15 điểm trở lên. Nhưng trao đổi với phóng viên Thanh Niên chiều 6.7, PGS-TS Đồng Văn Hướng, Phó hiệu trưởng nhà trường, cho biết sẽ có phương án điều chỉnh theo hướng xác định lại cho từng ngành hoặc nhóm ngành cụ thể. Nếu phổ điểm thi thấp như dự đoán, một số ngành ít TS đăng ký sẽ có điểm nhận hồ sơ xuống dưới 15 điểm. Các ngành còn lại có thể dao động từ 16 - 17 điểm.
Dù chưa công bố nhưng Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM dự kiến sẽ giảm điểm “sàn”. Năm ngoái, trường này công bố 3 mức khác nhau cho từng nhóm ngành: 17 điểm (nhóm ngành lâm nghiệp), 20 điểm (các ngành thú y, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học) và 18 điểm (các ngành còn lại).Tuy nhiên năm nay, theo PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng, Phó hiệu trưởng nhà trường, nếu đề khó và phổ điểm thấp có thể trường sẽ giảm mức nhận hồ sơ xuống 1 điểm theo từng nhóm xuống còn 16, 17 và 19 điểm. Riêng 2 phân hiệu của trường tại Gia Lai và Ninh Thuận năm nay mở rộng phạm vi tuyển sinh ra cả nước, điểm nhận hồ sơ có thể tăng hơn (năm ngoái điểm “sàn” là 15 và 16 tùy ngành).
Dự kiến điểm thi thấp trường Đại học giảm sâu điểm sàn
Điểm “sàn” riêng từng trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM
Các năm trước, ĐH Quốc gia TP.HCM không đưa ra mức “sàn” riêng cho các trường thành viên. TS đạt điểm “sàn” của Bộ GD-ĐT và đủ điều kiện sơ tuyển học bạ theo quy định riêng của ĐH này là có thể nộp hồ sơ xét tuyển. Nhưng năm nay, các trường sẽ công bố mức điểm riêng từng trường và sát với điểm chuẩn trúng tuyển các ngành.
Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, nói: “Điểm trúng tuyển các ngành của trường thường lệch nhau quá nhiều (năm ngoái là 19 - 25 điểm). Vì vậy, năm nay trường sẽ xác định ngưỡng điểm nhận hồ sơ cụ thể riêng theo ngành hoặc nhóm ngành đảm bảo TS nộp hồ sơ vào sẽ có cơ hội trúng tuyển cao nhất”.
PGS-TS Trần Lê Quan, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, cũng cho hay các năm trước trường thực hiện theo ngưỡng chung của ĐH Quốc gia TP.HCM nhưng năm nay sẽ công bố ngưỡng riêng. Dự kiến điểm nhận hồ sơ có thể từ 17 - 18 điểm.
Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng dự kiến sẽ xác định điểm theo từng nhóm ngành. Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo trường này, cho biết dựa vào tình hình đăng ký nguyện vọng đợt tháng 4, một số ngành có rất đông TS chọn lựa và khả năng điểm chuẩn còn cao hơn năm ngoái.
“Ngày 16.7, hội đồng tuyển sinh sẽ họp về vấn đề này nhưng chắc chắn trường sẽ nhận hồ sơ từ mức 15 điểm trở lên để đảm bảo chất lượng đào tạo”, ông Nhân khẳng định.
Nguồn: Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp