Theo chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Thu Thủy – Hiện là Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT), các trường đại học sẽ có quyền tự chủ trong việc đưa ra điểm chuẩn tuyển sinh năm 2020. Tuy nhiên thì các trường cũng phải có giải trình về quy trình để xác định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào.
Hiện nay có không ít các trường cao đẳng thuộc hệ thống những trường nghề đang lo lắng về việc xác định điểm chuẩn của các trường đại học quá thấp cũng sẽ vét hết toàn bộ nguồn tuyển ở các trường này.
Điều đó sẽ dẫn đến hệ lụy không nhỏ trong công tác tuyển sinh năm 2020. Bởi nếu như ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào quá thấp thì sẽ không đạt yêu cầu đầu vào trong quá trình đào tạo nhất, đặc biệt là trình độ đại học. Bởi vậy mà Bộ GD&ĐT cũng đã kiểm soát điểm sàn của các trường đại học năm nay.
Cụ thể theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) chia sẻ: “Thực hiện theo đúng Luật Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT hiện nay mới chỉ quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng của đầu vào đối với 2 nhóm ngành đó là nhóm ngành sức khỏe và đào tạo giáo viên. Tuyển sinh thuộc quyền tự chủ của các trường Đại học.
Theo đó thì việc đảm bảo được chất lượng nguồn tuyển đầu vào cũng là nguồn giúp cho các thí sinh có thể được thuận tiện trong quá trình đào tạo ngành nghề một cách tốt nhất. Do vậy nếu như các trường cố tình tuyển sinh không đúng, hoặc không đảm bảo được chất lượng đầu vào quá thấp theo đúng yêu cầu của ngành nghề đào tạo thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến nguồn nhân lực đầu ra, hay thậm chí có nhiều bạn sinh viên không thể tốt nghiệp”.
Bên cạnh đó thì theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, nếu như việc xác định ngưỡng chất lượng đầu vào quá thấp cũng có thể khiến cho uy tín của nhà trường sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Không chỉ vậy về chất lượng đào tạo cũng như thương hiệu về lâu về dài sẽ không còn uy tín để tuyển sinh trong những mùa sau nữa.
Cùng với đó “Các trường Đại học được phép tự chủ không đồng nghĩa với việc “muốn làm thế nào thì làm”. Chúng ta nên nhớ, hệ thống giáo dục Đại học hay nguồn nhân lực thị trường lao động cũng luôn được xã hội luôn giám sát, đánh giá một cách minh bạch và công bằng trong việc đánh giá những sản phẩm đầu ra của các trường.
Do vậy mà theo quy chế tuyển sinh 2020 trong việc bổ sung quy định các trường đồng thời phải chịu trách nhiệm để giải trình với những cơ quan quản lý nhà nước, luận cứ khoa học, với xã hội về cơ sở, hay về quy trình xác định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào và đối với các tổ hợp tuyển sinh cần phải thực hiện phù hợp với ngành đào tạo hay không”, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy cho hay.
Mùa tuyển sinh năm 2020, nếu như các trường gửi giấy báo nhập học những thí sinh trúng tuyển nhập học mà các bạn thí sinh vẫn chưa đáp ứng đầy đủ những điều kiện tuyển sinh theo quy định như các thí sinh chưa có giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT thì đều là sai quy chế. Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT cũng chia sẻ thêm sẽ tổ chức thanh tra và kiểm tra công tác tuyển sinh năm 2020 của các trường cùng với những bên liên quan tham gia trong công tác tuyển sinh với những quy định hiện hành, từ đó sẽ phát hiện ra những sai phạm để có biện pháp xử lý nghiêm theo quy định.
Với các bạn thí sinh sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD&ĐT sẽ công bố công khai và rộng rãi thông tin tổng hợp phân tích kết quả thi. Như vậy sẽ giúp các cơ sở đào tạo có thể sử dụng làm căn cứ xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với các trường/ngành.
Đối với những ngành đào tạo như nhóm ngành đào tạo giáo viên, nhóm ngành sức khỏe ở các trình độ cao đẳng, đại học, cần có chứng chỉ hành nghề, căn cứ theo kết quả của kỳ thi THPT thì Bộ GD&ĐT cũng sẽ xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của các trường để lên phương án xét tuyển. Theo đó sẽ công bố phương thức xét tuyển khác đã được quy định tại quy chế trên phương tiện thông tin điện tử của trường trước khi thí sinh điều chỉnh nguyện vọng.
Cao đẳng Y Dược Hồ Chí Minh tổng hợp