Gần đây thông tin của một phụ huynh tại tỉnh Bến tre đã gửi đơn đến nhiều cơ quan chức năng yêu cầu giáo viên phải xin lỗi vì cho rằng do sai sót của cô giáo khiến con mình bị trượt tốt nghiệp và phải học lại 1 năm.
- Bí quyết ôn luyện đề thi môn Toán
- Khai tử bằng trung cấp dược sĩ liệu có khả thi?
- Các thực phẩm giúp bạn tăng cường trí nhớ

Giáo viên chấm điểm sai khiến học sinh trượt tốt nghiệp
Câu chuyện đã xảy ra hơn 2 năm nhưng đến này một phụ huynh vẫn kiên trì gửi đơn kiện thậm chí đòi khởi kiện ra tòa yêu cầu cô giáo phải xin lỗi do sa sót khiến con trai mình bị trượt tốt nghiệp.
Bà Đặng Thị Hồng Thanh (SN 1973 - ấp Tân Lộc - xã Tân Hội - huyện Mỏ Cày Nam - tỉnh Bến Tre) cho biết năm học 2015-2016 con trai bà Nguyễn Trọng Khoa ( lớp 12C2 Trường THPT Chê Ghê -va-ra) đã không đủ điều kiện để xét thi tốt nghiệp nguyên nhân do môn toán có 5 cột điểm 0. Môn toán do cô L.M.P trực tiếp đứng lớp giảng dạy.
Bà Thanh nói - " Cuối năm học 2015 - 2016, nhà trường thông báo con tôi không đủ điều kiện xét tốt nghiệp với lý do môn toán có 5 điểm 0. Sau khi hay tin, tôi đã tìm đến gặp ban giám hiệu trường nhờ xem xét giải quyết".
Sau đó bà Thanh có phản ánh lên lãnh đạo nhà trường và lúc đó nhà trường chấp thuận cho em Khoa kiểm tra lại và đủ điều kiện xét tốt nghiệp đối với môn Toán. Tuy nhiên sau đó em Khoa lại trượt tốt nghiệp bởi thiếu mất 0,5 điểm. Không đồng ý với việc con mình bị ở lại 1 năm dù nhà trường đã cải thiện điểm, bà Thanh tiếp tục làm đơn tố cáo gửi đến Sở GD&ĐT tỉnh Bến Tre.

Bà Thanh nói: “Tôi có đến gặp ban giám hiệu để xem số điểm môn toán mà con tôi đã cải thiện thì trong đó chỉ có duy nhất 1 cột điểm 6, còn lại 4 cột điểm 0. Nếu như nhà trường cho con tôi kiểm tra cải thiện điểm, làm sao có chuyện trượt tốt nghiệp, vì thi tốt nghiệp có xét điểm học bạ”.
Đến ngày 18/11/2016 Sở GD-ĐT đã có thông báo kết luận về nội dung tố cáo của bà Thanh. Theo kết luận trường hợp của em Khoa có 2 điểm 0 do 2 lần không làm bài kiểm tra, 2 lần điểm 0 là do vắng (có phép). Theo Sở GD&ĐT tỉnh Bến Tre, việc em Khoa vắng kiểm tra mà giáo viên cho điểm 0 mà chưa cho bù là sai quy định. Bên cạnh đó giáo viên cần phải thông báo thời gian địa điểm kiểm tra bù cho học sinh, đây là trách nhiệm của giáo viên chứ không phải học sinh tự đến gặp giáo viên để xin kiểm tra bù.
Những gì mà cô P làm đã trái với Thông tư 58/2011 của Bộ GD&ĐT, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của học sinh và phụ huynh - Sở SG&ĐT tỉnh Bến Tre nhấn mạnh. Sở cũng đã yêu cầu nhà trường tổ chức kiểm kiểm đối với cô P, rút kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Tuy nhiên sau những gì xảy ra đến nay cô P không một lời xin lỗi gia đình. Mong muốn của phụ huynh là cô P hãy tự nhìn nhận về cách hành xử của một giáo viên. Cho dù em Khoa có học yếu đi nữa thì cũng nên có đạo đức nghề nghiệp, tìm cách cho em ấy thi lại chứ không phải vô tình nặng tay như vậy để con tôi lỡ dở 1 năm trời, ảnh hưởng một đời học sinh - Bà Thanh bức xúc.
Sau khi không đỗ tốt nghiệp em Khoa cũng đã lựa chọn một trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Mò Cày Nam để theo học và đã tốt nghiệp. Hiện em đang theo học một trường Cao đẳng về ngành Cơ điện tại TPHCM.
Hiện nay bà Thanh vẫn tiếp tục làm đơn tố cáo đến Bộ GD&ĐT, Bộ cũng đã có công văn phúc đáp cho rằng những yêu cầu của bà đã được Sở GD&ĐT, Trường giải quyết. Nếu bà vẫn không đồng ý thì có thể khởi kiện ra toà án. Bà Thanh cho biết, đang làm thủ tục để khởi kiện đến TAND huyện Mỏ Cày Nam.
Theo ý kiến của một giảng viên đang công tác tại Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch, đây là việc đáng tiếc xảy ra đối với em Khoa. Phải ở lại 1 năm học lại cũng gây nhiều thiệt hại cho gia đình. Trong ngành Giáo dục, trách nhiệm của giáo viên là phải giảng dạy, giúp đỡ học sinh, học sinh yếu kém thì càng phải có những phương pháp giảng dạy cho phù hợp.