Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Những cạm bẫy “khôn lường” đang đợi các em tân sinh viên sau giảng đường đại học

Cập nhật: 26/08/2022 12:00 | Người đăng: Đức Huynh

Đỗ được vào một trường đại học, cao đẳng mà mình mong muốn là niềm tự hào cũng như niềm vui của các em tân sinh viên và của cả gia đình. Tuy nhiên, bước vào trong một môi trường hoàn toàn mới xa gia đình, bạn bè thầy cô, các em sẽ phải đối mặt với những cạm bẫy mà ngay chính các em cũng không thể nào lường trước được.

Theo ghi nhận tại một số trường đại học, cao đẳng trên cả nước, các em sinh viên năm nhất thường trở thành “con mồi béo bở” của những tên lừa đảo. Chính bởi vậy, mỗi bạn trẻ khi bước vào môi trường Đại học thì nhất định cần phải nắm cho bằng được những chiêu trò “tinh quái” sau đây để biết cách giải quyết nếu như chẳng may mình trở thành nạn nhân của những đối tượng xấu này.

Bán hàng đa cấp

Đây có lẽ là chiêu trò lừa đảo phổ biến nhất trong những năm gần đây đánh vào đối tượng là các em sinh viên năm nhất, năm hai hay những đối tượng là những người trung tuổi. Đa cấp xuất hiện rất nhiều ở những thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và TPHCM, với những chiêu trò để dụ dỗ “con mồi” như làm giàu không khó, đầu tư ít nhưng kiếm lãi gấp 10 lần, đưa ra những lý tưởng và dẫn chứng bằng những câu chuyện khởi nghiệp có độ chính xác không rõ ràng… thực tế cho thấy đã có rất nhiều em tân sinh viên bị thu hút bởi chiêu trò đó và vô tình mắc bẫy của chúng lúc nào mà không hay.

Nguyễn Thị H, sinh viên trường Đại học KHXH&NV Hà Nội cũng từng là nạn nhân của bán hàng đa cấp. Lẽ ra, H đã tốt nghiệp ĐH từ hai năm trước, nhưng vì dính vào đa cấp nên bây giờ mới tốt nghiệp.

Câu chuyện xảy ra đã lâu, nhưng với H như vừa mới hôm qua. Không có tiền, H được người của công ty đem đến hiệu cầm đồ cắm thẻ sinh viên, CMND vay 18 triệu đồng. Làm việc được 10 ngày cô mới biết đang làm cho một mạng đa cấp (Công ty TNHH World Nets.  “Thời gian đó, ngày nào mình cũng khóc. Vì áp lực nên không có thời gian để học. Đang học giỏi xuống yếu. Những đối tượng cầm đồ suốt ngày gọi điện đe dọa. Nhiều lúc cảm thấy rất bế tắc”, H kể. Số tiền cầm cố từ 18 triệu đồng đã “lãi mẹ đẻ lãi con” thành 27 triệu đồng. Cô phải bỏ học làm thêm ở quán bi-a thâu đêm. Sau đó, H sang Bắc Ninh làm công nhân. Để nhận mức lương 6 triệu đồng/tháng, H phải làm việc ngày 12 tiếng. Bị bệnh tim từ nhỏ nên H nhiều lần ngất khi đang làm việc.

H cho biết, khi tham gia bán hàng đa cấp cô từng chứng kiến các sinh viên nữ thường phải cầm CMND, thẻ sinh viên để vay nặng lãi nên phải gánh nợ lên tới 50-60 triệu đồng.

Vậy nên đối với những trường hợp này, lời khuyên cho các em là cần phải đủ tỉnh táo và cảnh giác để giải quyết chiêu trò này, nếu không bạn sẽ vừa tiền mất tật mang lại có thể mất đi cả bạn bè, người thân vì dính vào môi trường đa cấp.

Trung tâm gia sư “ma”

Với những em sinh viên năm nhất, có được một cơ hội làm thêm là điều vô cùng quý báu. Hầu hết các bạn trẻ đều lựa chọn làm gia sư bởi đó là công việc dễ dàng hơn cả và có mức thu nhập tương đối cao đáp ứng được nhu cầu chi tiêu hàng ngày.

Tuy nhiên, lợi dụng tâm lí này của các em mà đã có rất nhiều trung tâm gia sư ma đã mọc lên “như nấm sau mưa” để chiếm đoạt tài sản bất hợp pháp của các tân sinh viên. Với việc phải đặt cọc một khoản tiền từ 200 -500.000 đồng, bạn sẽ có được 1 vị trí dạy nào đó được trung tâm giới thiệu là vô cùng hấp dẫn. Nhưng sau đó lại bị trung tâm “ma” đó quỵt trắng số tiền đã đặt cọc mà không tìm được việc làm. Tuy nhiên, cũng có thể tân sinh viên sẽ trở thành gia sư nếu may mắn tìm được trung tâm uy tín.

Hãy suy nghĩ thận trọng và tìm hiểu thông tin về trung tâm đó trước khi đăng kí hay nộp một khoản cọc lớn.

Móc túi ở những nơi đông người

Những khu chợ sinh viên, rạp chiếu phim, trạm xe buýt, hội chợ hay những sự kiện đông người luôn là “mỏ vàng” đối với những kẻ hành nghề móc túi. Lợi dụng sơ hở ở chốn đông người, chúng có thể ra tay rất nhanh gọn đến mức bạn còn chưa kịp hiểu chuyện gì vừa diễn ra và tại sao đồ đạc của mình lại không cánh mà bay.

Nếu đã từng đi xe buýt thì bạn sẽ càng hiểu rõ hơn về tình trạng này, đã có rất nhiều các em sinh viên bị mất tiền, ví, điện thoại hay thậm chí là cả những vật dụng to hơn như ipad, laptop.

Vậy nên, hãy luôn luôn cảnh giác và đề phòng trộm cắp ở mọi lúc mọi nơi bằng cách đeo ví tiền sát người, không va chạm vào người lạ, để ý xung quanh và luôn luôn để mắt tới tài sản của mình tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Bán tăm từ thiện

Dọc theo những cây cầu vượt hoặc trước những cổng trường Đại học, cao đẳng thường xuất hiện rất nhiều người phụ nữ tự xưng là đại diện cho hội, quỹ nhân đạo nào đó để đi bán tăm từ thiện. Với lòng thương người và sự nhẹ dạ cả tin, rất nhiều bạn trẻ đã mắc mưu khi cầm gói tăm của những đối tượng trên và kí vào những cuốn sổ để rồi mất oan từ 20.000 – 100.000 đồng chỉ để mua…1 gói tăm mà giá thực sự của chúng chỉ có 10.000 đồng.

Đối với trường hợp này thì cách tốt nhất là bạn phải tỏ ra cứng cỏi, có chút nanh nọc và quan trọng nhất là phải biết nói lời từ chối với một thái độ dứt khoát.

Giả nhận làm người thân để cướp tài sản

Chiêu trò giả làm người thân để chiếm đoạt tài sản cũng khá phổ biến tại các bến xe khách, xe bus hay những khu tụ tập đông người. Những đối tượng này có thể rình rập bạn bất cứ lúc nào và tự xông đến nhận bạn là người thân sau đó có thể chúng sẽ đe dọa chiếm đoạt tài sản của bạn hoặc nghiêm trọng hơn là bắt cóc tống tiền.

Hãy luôn tỉnh táo và nhờ sự giúp đỡ từ những người xung quanh thay vì la khóc để có thể thoát khỏi vòng vây nguy hiểm này.

 

Trường cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp.

Thông tin hữu ích khác
thuc-trang-nganh-tai-chinh-ngan-hang-hien-nay Thực trạng ngành Tài chính Ngân hàng hiện nay như thế nào? Ngành Tài chính Ngân hàng là một ngành quan trọng trong kinh tế cũng như quan trọng đối với một quốc gia. Thực trạng ngành Tài chính Ngân hàng hiện... co-nen-hoc-nganh-y-te-cong-cong-hay-khong Thời gian học Y tế công cộng là mấy năm? Có nên học không? Y tế công cộng là một trong các ngành Y Dược được chú trọng nhiều hiện nay, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Vậy có nên học Y Tế công... hoc-thac-si-y-te-cong-cong Điều kiện học Thạc sĩ y tế công cộng là gì? Trường nào uy tín? Cũng giống như các ngành y dược khác, ngành y tế công cộng cũng có chương trình đào tạo Thạc sĩ. Vậy học Thạc sĩ y tế công cộng cần điều kiện gì?... chung-chi-hanh-nghe-y-hoc-co-truyen Điều kiện và hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề Y học cổ truyền cập nhật mới nhất Chứng chỉ hành nghề Y học cổ truyền là chứng chỉ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề Y học cổ truyền theo quy... diem-uu-tien-la-gi Điểm ưu tiên là gì? Quy định về cách tính điểm ưu tiên mới nhất Điểm ưu tiên là gì? Điểm ưu tiên được cộng vào đâu? Làm sao để có điểm ưu tiên? Đây là những câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm, đặc biệt là... diem-khuyen-khich-la-gi Điểm khuyến khích là gì? Quy định về cách cộng điểm khuyến khích Điểm khuyến khích là gì được nhiều thí sinh quan tâm trong các kỳ tuyển sinh THPT quốc gia. Vậy điểm khuyến khích là gì? Hãy cùng tìm hiểu về vấn...
Xem thêm >>



0899 955 990