Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Kỳ thi THPT Quốc Gia nhiều lỗ hổng, tiềm ẩn nhiều rủi ro

Cập nhật: 30/04/2021 01:30 | Người đăng: Lường Toán

Dù đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia như thế nào cũng phải trả lời được câu hỏi về việc có tăng được chất lượng và giảm tiêu cực cũng như chi phí cho kỳ thi này hay không.

Nhiều đề xuất mới được đưa ra để áp dụng vào cách thức tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia trong tương lai, nhưng các chuyên gia và ý kiến từ cơ sở đề nghị: dù đổi mới như thế nào cũng phải trả lời được câu hỏi về việc có tăng được chất lượng và giảm tiêu cực cũng như chi phí cho kỳ thi này hay không.

Kỳ thi THPT Quốc Gia "2 trong 1" có nhiều kẽ hở gây nên không ít những tiêu cực hiện nay

Sáng 23.4, Viện Đo lường đánh giá phát triển giáo dục tổ chức hội thảo “Kinh nghiệm quốc tế và mô hình đánh giá để công nhận tốt nghiệp THPT cho VN”.

PGS Nguyễn Phương Nga, chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu đề xuất phương án đánh giá xét công nhận tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới” đã nêu những đề xuất ban đầu về đổi mới kỳ thi sau năm 2020 và giải đáp những băn khoăn xung quanh những đề xuất này.

Mỗi lần nghĩ đến thi lại… “lên một cơn đau tim”

Ông Trần Trung Dũng, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Tĩnh, với tư cách là người thực hiện và sát sao nhất với thực tế đã nhiều lần nhắc tới cụm từ “rủi ro kinh khủng” khi nhận định về cách thức tổ chức kỳ thi như hiện nay. Ông Dũng cho rằng: Bộ đã rất cố gắng để cải tiến kỳ thi nhưng vẫn còn hạn chế. Thứ nhất là chi phí công tăng. Thứ hai khi mà Đề án phân luồng, hướng nghiệp đã được Chính phủ ban hành nhưng cách thi như hiện nay thì các địa phương không thể phân luồng hướng nghiệp được. Học sinh đăng ký hết vào ĐH, không trường này thì trường khác.

Các trường lúng túng việc xử lý thí sinh có điểm gian lận“Tôi hoàn toàn đồng tình với nhận xét là phân quyền quản lý trong kỳ thi hiện nay không hợp lý. Tôi thấy cách thi này chứa đựng rất nhiều rủi ro. Bộ thì lo các sở làm thế nào, tôi làm giám đốc sở thì tôi lại lo không biết các điểm thi trên địa bàn mình làm thế nào.

Tiềm ẩn rủi ro rất cao. Bộ thì lo những điểm thi ở cách xa trung tâm, ở Tây Bắc, Tây nguyên... Tôi thì lo những điểm thi cách sở 50 - 70 km, không biết đêm hôm thế nào, từ bảo quản đề, bảo quản bài như thế nào..., mỗi lần như thế lại... “lên một cơn đau tim” vì nó quá nhiều nguy hiểm. Tiềm ẩn rủi ro kinh khủng. Mỗi lần Bộ cải tiến để làm kỳ thi tốt hơn thì dưới Sở GD-ĐT như tôi lại cứ phải lo rất nhiều việc khác kèm theo”, ông Trần Trung Dũng nói.

Theo ông Dũng, phân quyền không hợp lý ở chỗ áp lực dồn về địa phương quá nặng. “Tôi cũng nói luôn là những kiểu như Hòa Bình, Sơn La... có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tôi đã từng khẳng định với lãnh đạo tỉnh là tôi kiên quyết không làm chứ không phải tôi không làm được”, ông Dũng thẳng thắn nói.

Ông Dũng khẳng định áp lực như vậy chính là nguyên nhân từ kỳ thi “2 trong 1” và đề nghị đề tài nghiên cứu của Bộ GD-ĐT về đổi mới thi cần làm rõ để khẳng định được việc của ai thì người đó làm. Để công nhận tốt nghiệp thì trách nhiệm của địa phương, Sở GD-ĐT phải làm. Còn việc tuyển sinh là việc của ĐH thì ĐH phải làm.

“Hiện nay chúng tôi đang được giao làm thay quá nhiều. Những nơi mà người ta cố tình lợi dụng kẽ hở thì người ta coi đây là sự may mắn”, ông Dũng nhấn mạnh.

Chi nhiều tỉ đồng để gần 100% tốt nghiệp!

Trong khi Bộ GD-ĐT nhiều lần khẳng định việc đổi mới kỳ thi THPT quốc gia như hiện nay là giảm áp lực, chi phí cho ngân sách thì chính những người tổ chức lại khẳng định điều ngược lại.

Ông Trần Trung Dũng cho biết vài năm gần đây ngân sách địa phương chi cho kỳ thi này tăng lên đến 39% so với trước kia. Tiến sĩ Nguyễn Văn Trào, Hiệu trưởng ĐH Hà Nội, cho rằng: “Về tổ chức thi quốc gia, tôi hoàn toàn nhất trí với việc phải tổ chức thi nhưng kỳ thi tốt nghiệp theo tôi chỉ nên đặt ra hai mục đích: một là để xét công nhận tốt nghiệp THPT và hai là để đánh giá “sức khỏe” giáo dục phổ thông của chúng ta đang ở đâu so với thế giới”.

Tuy nhiên, theo ông Trào, với mục tiêu để xét công nhận tốt nghiệp thì hằng năm chúng ta chi rất nhiều tiền và kèm theo đó là tổn hao về tâm lý, trí tuệ của toàn xã hội để rồi có gần 100% tốt nghiệp.

“Chúng ta đã chi rất nhiều tỉ đồng để “tìm ra” một vài phần trăm trượt tốt nghiệp thì có đáng không?”, tiến sĩ Trào nói và cho rằng sao không tính đến phương pháp khác? Các quốc gia không tổ chức thi để công nhận tốt nghiệp nhưng người ta vẫn có công cụ khác, hình thức khác để xem năng lực học sinh phổ thông ở thứ hạng bao nhiêu so với chuẩn chung của thế giới.

PGS-TS Lê Đức Ngọc, Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục, Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ VN đặt vấn đề: “Kiểu đánh giá hơn 90% tốt nghiệp thì làm sao mà thúc đẩy các trường THPT nâng cao chất lượng? Vừa qua chúng ta phân quyền cho địa phương quá lớn, từ tổ chức thi cho đến chấm thi nên đã xảy ra rất nhiều chuyện. Chưa áp dụng triệt để công nghệ hiện đại. Áp lực thi tốt nghiệp vẫn còn cao vì đây là kỳ thi “2 trong 1”.

Bà Nguyễn Phương Nga cho rằng việc đỗ trên 90% tốt nghiệp đã đánh giá sát năng lực của thí sinh chưa là một câu hỏi khó trả lời nhất vì tính đến nay chưa có đánh giá nào thật lớn, thật sâu trên diện rộng về điểm thi tốt nghiệp và điểm thi ĐH có sự vênh nhau nhiều không? Những học sinh không tốt nghiệp thì vào đời có thành công hay không, chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này.

Thông tin sẽ được cập nhật hàng ngày, mời các bạn ghé thăm trang của Trường Cao Đẳng Y Dược TPHCM nhiều hơn để theo dõi những thông tin này nhé.

Thông tin hữu ích khác
dieu-duong-hoc-len-bac-si-duoc-khong Góc hỏi đáp: Điều dưỡng học lên bác sĩ được không? Rất nhiều bạn thí sinh và phụ huynh thắc mắc rằng điều dưỡng học lên bác sĩ được không và cần những yếu tố gì? Hãy tìm hiểu ngay nội dung dưới đây... chung-chi-vat-ly-tri-lieu-phuc-hoi-chuc-nang Điều kiện cấp chứng chỉ vật lý trị liệu phục hồi chức năng là gì? Chứng chỉ vật lý trị liệu phục hồi chức năng là gì? và điều kiện để được cấp chứng chỉ ra sao? Mời quý bạn đọc cùng theo dõi nội dung bài viết để... dieu-duong-va-y-ta-giong-va-khac-nhau-nhu-the-nao Y tá và điều dưỡng giống và khác nhau như thế nào? Nhiều người cho rằng y tá và điều dưỡng thực ra đều cùng là một vị trí, và chỉ khác nhau tên gọi. Nhưng thực tế đây là hai ngành độc lập trong hệ... ky-nang-can-thiet-cho-sinh-vien 9 kỹ năng cần thiết cho sinh viên để thành công Trong xã hội hiện đại và hội nhập như ngày nay, kỹ năng sống được coi là kỹ năng cực kỳ cần thiết đối với các bạn sinh viên. Trong bài viết dưới... dieu-duong-va-ho-ly-khac-nhau-nhu-the-nao Phân biệt Điều dưỡng và Hộ lý khác nhau như thế nào? Điều dưỡng và hộ lý khác nhau như thế nào? Để phân biệt được và có cái nhìn tổng quan về hai công việc này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới... nhung-ky-nang-can-co-o-mot-tan-sinh-vien Những kỹ năng cần có ở một tân sinh viên Bước vào cuộc sống sinh viên, tức là các em sẽ bước vào một môi trường hoàn toàn mới, phải tự túc mọi chuyện từ việc ăn uống, ngủ nghỉ cho đến việc...
Xem thêm >>



0899 955 990