Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Trượt Đại học thì làm gì? Hướng đi nào là lựa chọn tốt nhất?

Cập nhật: 25/08/2023 17:19 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Kỳ thi Đại học là một bước ngoặt lớn với mỗi thí sinh. Dù không mong muốn nhưng chắc hẳn các bạn sẽ phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để biết “Trượt Đại học thì làm gì?” Con đường nào phù hợp cho những bạn không may bị trượt Đại học? Thông tin dưới đây sẽ mang đến định hướng tốt nhất cho thí sinh.

Giải đáp thắc mắc “Trượt Đại học có được thi lại không?”

Xét tuyển Đại học được nhiều người kỳ vọng để theo đuổi ngành, trường yêu thích. Do vậy, không ai mong muốn sẽ bị rớt Đại học khiến bạn bị mất định hướng, không biết nên đi theo con đường nào. Tuy nhiên, thay vì lo lắng, buồn bã thì các bạn cùng tìm hiểu về việc trượt Đại học có được thi lại không? Câu trả lời là CÓ.

Khi đó, thí sinh thi lại Đại học với tư cách là thí sinh tự do. Các bạn sẽ đăng ký dự thi cùng đợt với thí sinh lớp 12 năm sau. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kỳ thi tốt nghiệp năm 2024 được tổ chức tương tự như năm 2023. Các bạn cần chú ý thời gian nộp hồ sơ thi lại đúng quy định của Bộ.

Trượt Đại học có thi lại được không?
Trượt Đại học mở ra hướng đi khác

Vậy Trượt Đại học thì nên làm gì?

Ngoài thông tin trượt Đại học có thể thi lại thì còn có nhiều định hướng khác mang đến tương lai sáng lạn cho thí sinh. Thay vì buồn, lo lắng thì các bạn hãy thật tỉnh táo để lựa chọn hướng đi đúng đắn nhất:

Đi du học

Nhiều người xem du học như một lối thoát sau khi trượt Đại học. Nhưng thực tế, đây là cơ hội mới giúp bạn viết tiếp ước mơ của mình và mở ra cơ hội tốt. Cũng như việc chuẩn bị cho kỳ thi THPT, thí sinh phải xác định rõ những thông tin liên quan đến du học: Quốc gia muốn đến, tìm hiểu văn hóa, ngôn ngữ, cơ hội việc làm, mức lương…và chi phí học hành.

Tuy nhiên, chi phí đi du học khá cao mà không phải ai cũng đáp ứng được. Hình thức đi du học được giới trẻ yêu thích, phù hợp với những bạn có điều kiện gia đình tốt và khả năng ngoại ngữ khá.

Du học mang đến trải nghiệm sống mới, năng động, tìm hiểu thêm văn hóa, được mở mang kiến thức và trau dồi, phát triển bản thân. Bạn có thể du học tại các quốc gia phát triển được nhiều người yêu thích như: Nhật, Hàn, Mỹ, Úc, Canada, Ireland, Thuỵ Sĩ, Đức...

Học cao đẳng

Nhiều bạn rớt Đại học nhưng vẫn không muốn bỏ lỡ một năm, do vậy thắc mắc “Trượt Đại học có học Cao đẳng được không?” đang được rất nhiều bạn quan tâm.

Thực tế, rớt Đại học bạn hoàn toàn có thể xét tuyển vào các trường Cao đẳng. Đây là một hướng đi giúp bạn chinh phục ước mơ dễ dàng hơn. Dẫu vậy, các bạn hãy tìm hiểu kỹ về điều kiện xét tuyển của các trường hiện nay để tăng cơ hội trúng tuyển.

Trượt Đại học nên làm gì?
Trượt Đại học có thể học Cao đẳng

Chẳng hạn như, trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch hiện nay đang xét tuyển bằng học bạ. Các thí sinh chỉ cần đáp ứng đủ những điều kiện dưới đây thì cơ hội trúng tuyển rất cao:

  • Thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT
  • Có sức khỏe tốt và đạo đức tốt.
  • Không vi phạm pháp luật hay trong thời gian thi hành án.

Với điều kiện xét tuyển đơn giản, trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch hiện đang mở rộng cánh cửa để chào đón rất nhiều bạn sĩ tử. Chỉ cần các bạn có nguyện vọng yêu thích nhóm ngành Y Dược thì có thể đăng ký và theo đuổi ngành mơ ước.

Sau khi tốt nghiệp, các bạn sẽ được cấp bằng Cao đẳng Y Dược chính quy và được liên thông lên Đại học cùng ngành.

Gap-year để làm điều mình muốn

Gap-year được hiểu là kỳ nghỉ xả hơi sau quá trình học tập hay làm việc dài hạn để thực hiện kế hoạch của mình. Gap-year đang được các bạn học sinh cuối cấp III cực kỳ yêu thích, sẽ mang đến những trải nghiệm thú vị:

  • Hiện thực hóa những việc dự định từ lâu mà chưa có thời gian
  • Học môn học mình đam mê
  • Được đến du lịch đến những nơi mình ao ước.

Học nghề

Trượt Đại học nên làm gì? Học nghề cũng được xem là con đường nhiều bạn trẻ hướng đến sau khi biết điểm chuẩn Đại học năm nay. Đây là hình thức đào tạo chính quy chuyên về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành chuyên sâu của Cao đẳng nghề.

Nếu không may rớt Đại học và có mong muốn được đi làm nhanh chóng thì học nghề được xem là lựa chọn đúng đắn. Mỗi ngành nghề sẽ giúp bạn trau dồi thêm các kỹ năng như: giao tiếp, ngoại ngữ, chăm sóc khách hàng… Đây là nền tảng giúp bạn được cạnh tranh và thăng tiến trong công việc.

Đi làm kiếm tiền

Không phủ nhận được, những bạn thí sinh gen Z hiện nay cực kỳ năng động và tích cực. Nếu bạn đang thắc mắc “Trượt Đại học thì làm gì?” Câu trả lời chính là đi làm kiếm tiền. Không chỉ với những bạn có điều kiện khó khăn, mà ngay cả những bạn trong gia đình khá giả cũng chọn cách đi làm sau khi biết trượt Đại học.

Môi trường thực tế này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều, được học hỏi thêm những kỹ năng mềm từ công việc trong khối hoạt động: Thu ngân, pha chế, nhân viên bán hàng…

Bên cạnh đó, có rất nhiều thương hiệu lớn luôn có sẵn lộ trình thăng tiến giúp các bạn được gắn bó lâu dài. Dẫu vậy, để thăng tiến lên vị trí cao hơn thì bằng Cao đẳng, Đại học vẫn là con đường ngắn nhất.

Bởi vậy, đi làm thêm ngay sau khi rớt Đại học là phương án tốt giúp bạn tích lũy kinh nghiệm. Khi đó bạn chỉ cần lên kế hoạch học tập phù hợp để sở hữu tấm bằng giúp bạn dễ dàng phát triển sự nghiệp hơn.

Vì sao điểm cao vẫn rớt Đại học?

Điểm cao mà vẫn trượt Đại học đã gây ra nỗi buồn lớn cho nhiều bạn thí sinh và phụ huynh. Nhiều người thắc mắc về vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu lý do ngay dưới đây:

Thí sinh chủ quan từ điểm cao

Tổng điểm thi tốt nghiệp THPT cao khiến cho thí sinh chủ quan và chỉ tập trung vào nguyện vọng đầu tiên. Dẫu vậy, mặt bằng chung thí sinh khác có phổ điểm khá cao khiến tăng điểm chuẩn so với dự đoán.

Lý do này khiến cho nhiều bạn trẻ trượt nguyện vọng 1.

Điểm chuẩn tăng “đột biến”

Nhiều trường lấy chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT ít là lý do khiến cho điểm chuẩn tăng cao. Thực tế, điểm chuẩn những năm gần đây chênh lệch cao so với điểm sàn các trường đưa ra trước đó.

Sự chênh lệch này khiến cho thí sinh khó dự đoán và lường trước. Điều này làm tăng rủi ro bị trượt nguyện vọng.

Điểm chuẩn cao kỷ lục do điểm ưu tiên

Thực tế, nhiều thí sinh đạt ngưỡng trên điểm 9 mỗi môn nhờ vào điểm ưu tiên. Đây cũng là một phần lý do khiến cho điểm chuẩn các ngành tăng cao.

Dẫu vậy, không ít trường hợp thí sinh dù đạt điểm cao nhưng vẫn trượt nguyện vọng. Cụ thể, thủ khoa khối B00 (Toán, Hóa, Sinh) năm 2021 đạt điểm tuyệt đối 30/30. Tuy nhiên, có ngành học lấy điểm chuẩn từ 30 – 30,5 điểm, khiến cho thủ khoa rớt Đại học khi không có điểm ưu tiên.

Nhiều phương thức tuyển sinh

Từ năm 2022 áp dụng hình thức đăng ký xét tuyển Đại học trực tuyến hoàn toàn. Phương thức này khá tiện lợi, nhanh chóng. Tuy nhiên, nhiều bạn còn lạ lẫm với hình thức này, công với việc lượng lớn thông tin đổ về khiến hệ thống liên tục xảy ra lỗi và trục trặc. Từ đó, khiến thí sinh bị trượt nguyện vọng do bỏ lỡ cơ hội.

Phương thức xét tuyển trực tuyến thực hiện qua nhiều bước, từ nhập thông tin đến đăng ký nhiều nguyện vọng dễ dẫn đến sai sót. Thường mỗi trường sẽ có phương thức xét tuyển, mã ứng với tên gọi trường, nếu thí sinh không chú ý hay không hiểu rõ dễ gây ra nhầm lẫn.

Bài viết trên đây nhằm giúp bạn giải đáp câu hỏi trượt Đại học thì làm gì? Hi vọng sẽ giúp các bạn lựa chọn hướng đi đúng đắn và phát triển sự nghiệp sau này.

Thông tin hữu ích khác
muc-luong-trung-binh-cua-nganh-quan-tri-kinh-doanh Tìm hiểu mức lương trung bình của ngành Quản trị kinh doanh Ngành Quản trị kinh doanh hiện đang hấp dẫn nhiều bạn trẻ lựa chọn cho con đường sự nghiệp của bản thân. Vậy bạn có biết mức lương trung bình của... chuyen-nganh-quan-tri-kinh-doanh Tổng hợp 10 chuyên ngành Quản trị kinh doanh phổ biến nhất Ngành Quản trị kinh doanh gồm những chuyên ngành nào là từ khóa có lượt tìm kiếm cao, được nhiều bạn học sinh thắc mắc. Để giúp cho các bạn học... khung-chuong-trinh-dao-tao-nganh-quan-tri-kinh-doanh Khung chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh Muốn biết được bản thân mình có thực sự phù hợp và đủ năng lực theo học ngành học nào đó sẽ cần phải tìm hiểu về chương trình đào tạo. Trong bài... kho-khan-cua-nganh-cong-nghe-sinh-hoc Những khó khăn của ngành Công nghệ sinh học hiện nay Ngành Công nghệ sinh học hiện nay có nhiều bước phát triển, tuy nhiên ngành vẫn còn gặp nhiều khó khăn, cần phải có nhiều chính sách đột phá để đẩy... muc-luong-nganh-cong-nghe-sinh-hoc Cơ hội việc làm và mức lương ngành Công nghệ sinh học Hiện nay ngành Công nghệ sinh học có nhiều cơ hội làm việc rộng mở cùng với mức lương và chế độ đãi ngộ tốt. Dưới đây là những thông tin về mức... nganh-cong-nghe-sinh-hoc-truong-nao-tot-nhat Ngành Công nghệ sinh học trường nào tốt nhất? Trong những mùa tuyển sinh gần đây, ngành Công nghệ sinh học nhận được sự quan tâm của rất nhiều thí sinh. Nếu bạn đang tìm kiếm ngành Công nghệ...
Xem thêm >>



0899 955 990