Theo như thống kê của Bộ GD&ĐT, kể từ khi mở cổng thông tin để cho các em thí sinh điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển, vì lo sợ điểm thi thấp không trúng tuyển vào những trường ban đầu mà mình định đăng kí nên đã có tới gần 50% số thí sinh điều chỉnh nguyện vọng của bản thân.
-
Hướng dẫn cách tra cứu điểm thi THPT quốc gia 2018 Hà Nội
-
Xét tốt nghiệp 2018: Thí sinh tự do phải đáp ứng điều kiện gì?
-
Nội dung đề thi THPT Quốc gia 2018 được Bộ GD&ĐT giới hạn
Có tới 44,23% thí sinh điều chỉnh nguyện vọng của bản thân
Theo như thông tin của Bộ GD&ĐT, thống kê sơ bộ sau khi kết thúc đợt điều chỉnh nguyện vọng (NV) đến 17 giờ ngày 28/7/2018 cho thấy, cả nước có tới 304.494 thí sinh (TS) điều chỉnh xét tuyển NV. Tuy nhiên, do hai ngày cuối của đợt điều chỉnh (27 và 28.7) TS thực hiện trên phiếu đăng ký chứ không chỉ trên hệ thống phần mềm của Bộ GD&ĐT nên trong một vài ngày tới các sở GD&ĐT sẽ tiếp tục cập nhật thông tin điều chỉnh này.
Được biết, trong suốt đợt điều chỉnh NV, đa số các em thí sinh điều chỉnh trực tuyến thông qua tài khoản và phần mềm mà Bộ GD&ĐT cung cấp. Cụ thể, có 230.435 TS điều chỉnh trực tuyến, 74.059 điều chỉnh thông qua phiếu ở các trường THPT hoặc các phòng GD&ĐT. Riêng ngày cuối cùng của đợt điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển được đăng ký trực tuyến (26/7), số thí sinh điều chỉnh bằng cả hai hình thức là 43.790 (chiếm 14% tổng số TS điều chỉnh).
44,23% thí sinh điều chỉnh nguyện vọng
So với tổng số thí sinh đăng ký xét tuyển (688.466 người), số thí sinh điều chỉnh NV trong năm nay là 44,23%. Tỷ lệ này giảm 2,61% so với cùng kỳ của năm ngoái.
Thống kê sơ bộ cũng cho thấy, khối ngành kinh doanh, quản lý và pháp luật giảm đáng kể lượt NV, từ 832.684 lượt xuống còn 739.040 lượt. Được biết, tổng chỉ tiêu của khối ngành này là 121.183, trong đó chỉ tiêu xét theo kết quả thi THPT quốc gia là 8.890.
Nhưng theo nhận định của Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT, hiện tại thì đây vẫn là khối ngành có số lượng NV đăng ký xét tuyển nhiều nhất. Cùng với đó khối ngành dịch vụ, công an, quân đội lượt NV cũng giảm một cách đáng kể; khối công nghệ, kỹ thuật, sản xuất, chế biến không tăng (722.511 lượt).
Điểm chuẩn các trường tốp giữa sẽ nhích lên?
Theo phân tích của các cán bộ quản lý đào tạo của nhiều trường ĐH khối kinh tế hoặc ĐH tốp trên của cả nước, việc giảm NV ở nhiều ngành như hiện nay không ảnh hưởng tới chất lượng nguồn tuyển của nhà trường.
PGS Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho biết: “Số NV1 dồn vào ngành công nghệ thông tin nhiều đến mức chúng tôi phát hoảng (khoảng 1.500 NV cho 160 chỉ tiêu). Điểm chuẩn ngành này dự báo lên đến 25 - 26 trong khi mấy ngành khác trong nhóm ngành này dự kiến chỉ ở mức 23 - 24. Vì thế, chúng tôi đã phải giải thích cho phụ huynh, để những TS điểm cao chuyển bớt NV cho cân bằng”.
Điểm chuẩn của trường sẽ giảm so với năm ngoái
Tiến sĩ Phạm Thu Hương, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Ngoại thương, cho biết thêm: Việc rút hồ sơ của các em thí sinh trong năm nay gần như không làm ảnh hưởng gì tới điểm chuẩn của nhà trường, thậm chí trường đã tự dự đoán sau khi có kết quả thi chính thức. Cũng theo bà Hương, điểm chuẩn của trường sẽ giảm khoảng từ 3,5 đến 2,5 điểm so với năm ngoái, còn tùy vào từng ngành.
Tiến sĩ Nguyễn Đào Tùng, Trưởng ban Đào tạo, Học viện Tài chính, cho rằng làn sóng điều chỉnh, rút NV1 ra khỏi các ngành kinh tế, là một biểu hiện “thông thái” của các em thí sinh. “Bức tranh điểm chuẩn của các trường, các ngành ngày càng hài hòa hơn, bớt cực đoan hơn. Như vậy các trường tốp giữa, sau đợt điều chỉnh NV này, điểm chuẩn sẽ được nhích lên so với dự đoán của chính họ trước đó”, ông Tùng chia sẻ.
Dự kiến điểm chuẩn ngành sư phạm sẽ cao
Một điều đáng chú ý trong đợt thay đổi nguyện vọng lần này là NV vào ngành sư phạm khá lớn so với chỉ tiêu đề ra. Tổng số có 125.269 NV, riêng NV1 là 43.928, trong khi khối ngành này chỉ có 35.590 chỉ tiêu. So với mùa tuyển sinh năm ngoái, NV1 vào sư phạm năm nay cũng tương đương nhưng chỉ tiêu lại ít hơn 38%. Hơn nữa, năm ngoái điểm sàn sư phạm là 15,5 còn năm nay các ngành khác không còn sàn, khối sư phạm 17 điểm sàn bậc ĐH nên dự kiến điểm chuẩn năm nay của khối ngành này khá cao trong mối tương quan chung.
PGS Nguyễn Quang Huy, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2, cũng thông báo năm nay nguồn tuyển vào trường rất triển vọng, có ngành như giáo dục tiểu học nhiều khả năng điểm chuẩn tăng đột biến. Năm ngoái, nếu quy ra thành tổng điểm 3 môn thi, điểm chuẩn vào ngành này thấp hơn ngành sư phạm toán (khoảng 23 điểm), năm nay nhiều khả năng điểm chuẩn có thể đội lên 25 điểm.
Trường cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp.