Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nghiên cứu mới: Omicron làm tăng tỷ lệ tái nhiễm virus SARS-CoV-2

Cập nhật: 06/12/2021 16:11 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Theo nghiên cứu mới, hầu hết bệnh nhân mắc COVID-19 đang được điều trị ban đầu nhập viện vì các lý do sức khỏe khác và xét nghiệm định kỳ đã phát hiện nhiễm virus SARS-CoV-2.

Chỉ hơn một tuần sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức đặt tên biến thể của virus SARS-CoV-2 mới xuất hiện gần đây là Omicron và xác định đây là một biến thể đáng lo ngại, biến thể này đã được phát hiện ở ít nhất 38 quốc gia trên toàn cầu.

Một số báo cáo mới đây ở Nam Phi đã cung cấp một số thông tin ban đầu về biến thể mới này.

Hồ sơ bệnh nhân được các nhà nghiên cứu ở Tshwane của Nam Phi, “tâm chấn” của đợt bùng phát biến thể Omicron, xem xét cho thấy biến thể mới này có thể gây bệnh COVID-19 ít nghiêm trọng hơn so với các biến thể trước đó. Trong khi đó, một nghiên cứu khác cho thấy Omicron làm tăng tỷ lệ tái nhiễm virus SARS-CoV-2.

Cụ thể, Hội đồng nghiên cứu Y khoa Nam Phi (SAMRC) đã tiến hành nghiên cứu các bệnh nhân mắc COVID-19 đang được điều trị tại bệnh viện ở Tshwane trong 2 tuần đầu tiên ghi nhận sự gia tăng số ca nhiễm biến thể Omicron.

Omicron làm tăng tỷ lệ nhiễm covid 19
Omicron làm tăng tỷ lệ nhiễm covid 19

Các chuyên gia đã quan sát thấy phần lớn bệnh nhân không cần hỗ trợ thở máy. Có rất ít bệnh nhân cần bổ sung ôxy và đây là điểm khác biệt rõ rệt so với những gì được ghi nhận ở bệnh viện trong các đợt bùng phát dịch COVID-19 trước đây.

Đáng chú ý là hầu hết bệnh nhân này ban đầu nhập viện vì các lý do sức khỏe khác và xét nghiệm định kỳ đã phát hiện nhiễm virus SARS-CoV-2. Báo cáo viết: “Đây là điều chưa từng thấy trong các đợt dịch trước."

Tuy nhiên, báo cáo cũng nhấn mạnh thực tế rằng hầu hết các ca mắc COVID-19 phải nhập viện ở Tshwane là những người trẻ tuổi. Theo đó, 80% số ca mắc COVID-19 phải nhập viện trong hai tuần qua là người dưới 50 tuổi.

Bác sỹ Fareed Abdullah, tác giả báo cáo, suy đoán tỷ lệ dương tính cao hơn ở những người trẻ tuổi có thể là một dấu hiệu cho thấy vaccine đang phát huy hiệu quả chống lại Omicron. Ông lưu ý rằng 57% những người trên 50 tuổi ở Tshwane đã được tiêm vaccine phòng COVID-19 trong khi tỷ lệ này ở những người dưới 50 tuổi chỉ là 34%.

Tuy nhiên, các tác giả nghiên cứu lưu ý đây chỉ là những tín hiệu ban đầu, các số liệu có thể thay đổi và vẫn cần phải tìm hiểu thêm về tác động và khả năng kháng vaccine của biến thể Omicron.

Một nghiên cứu mới khác về Omicron do Trung tâm chuyên về phân tích và lập mô hình dịch tễ học Nam Phi thực hiện và chưa được đánh giá kiểm chứng.

Nghiên cứu này, được tiến hành vào đầu năm nay và những phát hiện ban đầu được công bố dưới dạng bản in trước vào đầu tháng 11, theo dõi tỷ lệ tái nhiễm liên quan các biến thể Beta và Delta.

Nghiên cứu này kết luận rằng không có bằng chứng nào cho thấy các biến thể trên dẫn đến tỷ lệ tái nhiễm bất thường ở những người đã từng nhiễm virus SARS-CoV-2.

 

Trong suốt tháng 10, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu nhận thấy sự thay đổi trong dữ liệu. Các ca tái nhiễm tăng nhanh ở một số khu vực của Nam Phi. Khi biến thể Omicron được xác định gần đây, các nhà nghiên cứu đã nhanh chóng cập nhật nghiên cứu của họ để đưa vào dữ liệu cho đến cuối tháng 11.

Dữ liệu mới này vẽ nên một bức tranh rất khác so với những phát hiện ban đầu, cho thấy Omicron có thể hoạt động khác với các biến thể Beta và Delta xuất hiện trước đó. Sự gia tăng nhanh chóng các trường hợp tái nhiễm SARS-CoV-2 trong suốt tháng 10 và tháng 11 cũng trùng hợp với thời điểm xuất hiện của Omicron.

Nhà nghiên cứu Francois Balloux thuộc Đại học College London (Anh), đánh giá rằng việc nghiên cứu sự tái nhiễm là bước đi “kịp thời."

Tuy nhiên, ông chỉ ra rằng nghiên cứu không đưa ra dấu hiệu nào về mối quan hệ giữa Omicron và hiệu quả của vaccine ngừa COVID-19. Ngoài ra, nghiên cứu không xem xét mức độ nghiêm trọng của bệnh ở những người tái nhiễm.

Trong khi đó, nhà dịch tễ học Bill Hanage của Đại học Harvard (Mỹ) nhấn mạnh rằng còn quá sớm để xác định biến thể Omicron có thể gây tác động như thế nào.

Dù không ngạc nhiên khi Omicron có thể dẫn đến tỷ lệ tái nhiễm cao hơn, nhưng ông Hanage cho rằng vẫn cần thêm thời gian để tìm hiểu và xác định mức độ nghiêm trọng mà biến thể này gây ra đối với con người./.

Nguồn tổng hợp: Cao đẳng Y Dược TP HCM

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990